Viêm khớp dạng thấp và Thoái hóa khớp khác nhau như thế nào?

Do sự tương đồng giữa các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp nên nhiều người gặp khó khăn trong việc phân biệt hai bệnh trên. Sự nhầm lẫn tai hại này có thể ảnh hưởng đến lựa chọn điều trị, khiến kết quả cuối cùng không tốt như mong đợi.

Theo các chuyên gia, viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh tự miễn, phát sinh khi hệ miễn dịch vô tình tấn công các khớp. Trong khi đó, thoái hóa khớp đề cập đến tình trạng phần sụn khớp bị mòn theo thời gian, dẫn đến sự suy giảm chức năng của bộ phận này.

Về mặt lý thuyết, cả hai tình trạng trên đều là những vấn đề sức khỏe hoàn toàn riêng biệt. Tuy nhiên, chúng có điểm chung là gây tổn thương khớp nên có cùng một số dấu hiệu như đau nhức, sưng tấy khu vực xung quanh khớp hoặc hạn chế phạm vi hoạt động… Điều này khiến không ít người nhầm lẫn thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp là một, dẫn đến việc điều trị không hiệu quả.

Vậy, làm thế nào để phân biệt hai vấn đề này? Đâu là giải pháp chữa trị tốt nhất cho mỗi trường hợp? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. Triệu chứng thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp: cẩn thận đừng nhầm lẫn

Nguyên nhân hầu hết mọi người nhầm lẫn viêm khớp dạng thấp với thoái hóa khớp là do những triệu chứng thường gặp của cả hai có phần tương tự nhau, chẳng hạn như:

  • Đau nhức khó tả, đặc biệt cơn đau hay phát sinh vào buổi sáng
  • Sưng tấy khu vực xung quanh khớp
  • Khả năng và phạm vi hoạt động bị hạn chế

Tuy vậy, vì thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp là hai tình trạng sức khỏe riêng biệt nên chúng vẫn có một số dấu hiệu đặc trưng. Nhờ vậy, các bác sĩ có thể dựa vào đó để xác định đúng vấn đề mà người bệnh gặp phải là gì.

20190905_160444_553551_benh_viem_da_khop.max-1800x1800

Thoái hóa khớp Viêm khớp dạng thấp
  • Triệu chứng không lan ra khắp cơ thể như viêm khớp dạng thấp. Thay vào đó, chúng chỉ tập trung xảy ra ở một khu vực khớp cụ thể. Đồng thời, các biểu hiện không có tính đối xứng.
  • Đau và tê ngứa ở các bộ phận có khớp bị thoái hóa. Nguyên nhân chủ yếu là do gai xương hình thành và chèn ép dây thần kinh xung quanh.
  • Khớp căng cứng, gây cản trở đáng kể cho việc hoạt động, bao gồm cả những động tác đơn giản.
  • Đầu gối là bộ phận dễ bị thoái hóa khớp nhất.
  • Không chỉ khớp mà toàn bộ cơ thể đều bị ảnh hưởng.
  • Triệu chứng có tính đối xứng, ví dụ như đau khớp ở cổ tay phát sinh cả hai bên tay.
  • Sốt nhẹ (trẻ nhỏ).
  • Đau nhức toàn thân, gây mệt mỏi khó chịu.
  • Sự hiện diện rõ rệt của nốt sần cứng, còn gọi là nốt thấp hoặc hạt dưới da, xung quanh khớp.
  • Những khớp nhỏ là bộ phận dễ chịu ảnh hưởng nhất, thường là khớp ngón tay. Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng, các biểu hiện còn có nguy cơ lây lan sang các khớp lớn hơn như đầu gối, vai, mắt cá…

2. Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán như thế nào?

Do sự tương đồng giữa các dấu hiệu của hai bệnh lý trên nên việc chẩn đoán viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp có thể gồm nhiều công đoạn hơn bình thường, chẳng hạn như:

Đối với viêm khớp dạng thấp

Nếu nghi ngờ người bệnh gặp phải vấn đề sức khỏe này, bác sĩ sẽ bắt đầu kiểm tra cẩn thận những triệu chứng phát sinh, đồng thời tìm hiểu bệnh sử gia đình của người bệnh. Trong vài trường hợp, xét nghiệm máu cũng có thể được chỉ định tiến hành nhằm tìm kiếm kháng thể gây bệnh.

Mặt khác, đôi khi các chuyên gia còn đề xuất xét nghiệm hình ảnh với mục đích kiểm tra bất kỳ triệu chứng tổn thương khớp hoặc sưng, viêm.

Đối với thoái hóa khớp

Xét nghiệm hình ảnh (chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI…) là phương pháp thông dụng nhất dùng để tìm kiếm dấu hiệu khớp bị thoái hóa. Đồng thời, các loại xét nghiệm này còn giúp bác sĩ đánh giá mức độ đáp ứng của người bệnh trong quá trình điều trị.

Ngoài ra, tuy xét nghiệm máu không có khả năng phát hiện tình trạng thoái hóa khớp, nhưng thủ thuật y tế này đôi khi vẫn được chỉ định thực hiện với mục đích loại trừ những vấn đề gây viêm, sưng ở khớp, ví dụ như viêm khớp dạng thấp.

172657-benh-viem-khop

3. Điều trị hiệu quả cho thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp

Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp là những vấn đề hoàn toàn khác biệt nên việc điều trị cũng không giống nhau.

Các lựa chọn điều trị viêm khớp dạng thấp

Vì viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh lý tự miễn nên việc chữa trị tận gốc nguyên căn vấn đề dường như bất khả thi. Phần lớn trường hợp, liệu trình điều trị của tình trạng sức khỏe này chủ yếu tập trung vào những mục tiêu là:

  • Kiểm soát tốt và đẩy lui các triệu chứng bệnh, đặc biệt là tình trạng đau nhức khó tả.
  • Ngăn chặn bệnh phát triển nghiêm trọng, gây tổn thương nặng đến khớp, xương cũng như các mô mềm xung quanh.

Do đó, các phương pháp chữa trị phổ biến có thể kể đến như:

  • Sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) với mục đích giảm đau và chống viêm sưng. Các loại thuốc thường được kê toa bao gồm meloxicam, ibuprofen…
  • Xây dựng lối sinh hoạt lành mạnh, bao gồm cả việc tập luyện điều độ, chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và kiểm soát tốt cân nặng…

Tuy nhiên, như đã được đề cập, các biện pháp trên chỉ có tác dụng tạm thời đối phó với những biểu hiện của bệnh. Ngoài ra, để duy trì hiệu quả, người bệnh cần phải áp dụng thường xuyên. Điều này có nguy cơ cao gây tổn hại cho người dùng thuốc NSAIDs, vốn có tác dụng phụ tổn thương thận, dạ dày và gan nếu được dùng với liều lượng lớn hoặc sử dụng trong thời gian dài. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi lựa chọn giải pháp này.

Mặt khác, đối với lối sống lành mạnh, bệnh nhân cần kiên trì lâu dài mới dần dần cải thiện tình trạng sức khỏe.

Phẫu thuật có cần thiết cho điều trị viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp?

Trong trường hợp khớp chịu tổn thương quá mức, theo bác sĩ, phẫu thuật có thể trực tiếp điều trị thương tổn cũng như phục hồi khả năng hoạt động của bộ phận này. Tuy vậy, bạn cần lưu ý rằng các loại phẫu thuật như thay khớp, cắt bỏ bao hoạt dịch, nối gân… không thật sự cần thiết cho hầu hết trường hợp thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp.

Thông thường, chúng chỉ được chỉ định khi biến chứng phát sinh hoặc nhiều hướng điều trị trước đó đã được áp dụng nhưng không hiệu quả. Nguyên nhân là do những rủi ro tiềm ẩn mà phẫu thuật có khả năng cao mang lại, chẳng hạn như xuất huyết, nhiễm trùng hoặc tê liệt do dây thần kinh xung quanh bị tổn thương…

Phần sụn khớp bị bào mòn do thoái hóa theo thời gian có thể tác động trực tiếp đến cấu trúc xương và mô mềm gần đó. Trong vài trường hợp nghiêm trọng, gai xương còn thể phát triển đến mức chèn vào những dây thần kinh xung quanh, từ đó dẫn đến cảm giác đau và tê ngứa.

Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực cơ xương khớp, liệu pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) hiện có thể xem là lựa chọn tối ưu nhất để khắc phục vấn đề này.

Mục đích của giải pháp trên là nắn chỉnh lại những sai lệch trong cấu trúc xương khớp về lại vị trí ban đầu theo đúng cấu tạo sinh lý. Bên cạnh đó, thông qua thao tác nắn chỉnh bằng lực tay phù hợp của Trị liệu Thần kinh Cột sống, áp lực đè nén lên dây thần kinh cũng được giải phóng, đồng thời cơ chế tự chữa lành thương tổn của cơ thể cũng được kích hoạt.

Nhờ vậy, các biểu hiện thoái hóa khớp nói chung và triệu chứng đau nhức nói riêng có thể thuyên giảm rõ rệt mà không cần dùng đến sự trợ giúp từ thuốc giảm đau hay phẫu thuật. Đây cũng là lý do Trị liệu Thần kinh Cột sống được đánh giá cao về mức độ hiệu quả cũng như tính an toàn trong việc chữa trị những vấn đề liên quan đến cơ xương khớp.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phát huy tối đa công dụng khi thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa thần kinh cột sống được đào tạo bài bản. Hiện nay, chỉ một số ít trung tâm, cơ sở y tế ở Việt Nam đáp ứng được điều kiện này. Trong số đó, Bệnh viện đa khoa Hòa Bình - TP.Hải Dương có thể xem là đơn vị chuyên khoa uy tín nhất.

Cùng Bệnh viện đa khoa Hòa Bình - TP.Hải Dương nhận dạng kỹ thuật nắn chỉnh cột sống ĐÚNG và SAI để tránh gặp rủi ro không mong muốn:

Với mục tiêu ưu tiên sức khỏe của người bệnh hàng đầu, bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hòa Bình - TP.Hải Dương sẽ dựa vào thể trạng đặc thù của bệnh nhân và tình trạng bệnh phát triển, từ đó xây dựng phác đồ điều trị kết hợp phục hồi riêng cho từng trường hợp. Đồng thời, liệu trình điều trị cũng không thể thiếu sự góp mặt của công nghệ tân tiến như tia laser cường độ cao thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave… nhằm rút ngắn thời gian chữa trị và hồi phục.

Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau nên mỗi tình trạng sẽ có giải pháp điều trị riêng. Việc phân biệt rõ cả hai bệnh lý này có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa trị, giúp người bệnh sớm lấy lại niềm vui cuộc sống.

Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 0976.091.115 hoặc để được tư vấn cụ thể.