Tập vận động sau phẫu thuật thay khớp háng

Tập vận động sau phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo đúng cách sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc hồi phục. Người bệnh cần chú ý thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ để có sự hồi phục nhanh chóng, hiệu quả. Bài viết sau mang đến các bài tập cần thiết trong quá trình hồi phục quan trọng này.

Tập vận động sau thay khớp háng nhân tạo đúng cách sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc hồi phục.
Tập vận động sau thay khớp háng nhân tạo đúng cách sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc hồi phục.

Vì sao cần tập vận động sau thay khớp háng?

Trong quá trình tập luyện, người bệnh có thể bước đi bình thường với khớp háng mới. Tuy nhiên khi mới hoạt động trở lại, người bệnh sẽ thấy rất đau và có cảm giác cứng khớp. Để khắc phục điều đó, bác sĩ điều trị thường tư vấn cho bệnh nhân nên dùng nạng hỗ trợ khi đi lại. Bên cạnh đó là thực hiện đúng quy trình tập luyện được chuyên gia phục hồi chức năng đưa ra. Nhờ vậy, người bệnh sẽ thích nghi dần, cơn đau sẽ giảm dần. Cuối cùng, cảm giác đau sẽ biến mất.

Mục đích tập phục hồi chức năng là làm khỏe cơ và tăng dần biên độ vận động của khớp háng. Quá trình tập luyện của người bệnh phải được bác sĩ phẫu thuật phối hợp bác sĩ phục hồi chức năng hoặc điều dưỡng viên kiểm tra và hướng dẫn. Ngay sau mổ, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau và bắt đầu chương trình tập luyện ngay. Khi tình trạng đau đã hết, cường độ tập sẽ được tăng dần.

Tập vận động sau thay khớp háng thế nào cho đúng?

Để sức khỏe nói chung và khớp háng mới nói riêng được phục hồi tốt nhất, người bệnh cần thực hiện đúng nguyên tắc sau:

– Tập thật nhẹ nhàng, tăng dần cường độ từ lúc bắt đầu tập về sau. Người bệnh nên tự đặt ra những mục tiêu cần đạt được.

– Trong quá trình luyện tập có thể xuất hiện những bất thường thì phải hỏi bác sĩ ngay.

tập vận động sau phẫu thuật thay khớp háng

Người bệnh cần tập thật nhẹ nhàng, tăng dần cường độ từ lúc bắt đầu tập về sau.

 

Các bài tập tốt cho khớp háng mới

‒ Tập cơ mông: bệnh nhân nằm ngửa, gồng cơ mông (ép hai mông lại gần nhau) trong vòng 5-10 giây, lặp lại 15-10 lần.
‒ Tập gấp gối và háng: nằm ngửa, co chân mổ lên (gối gấp 40-60 độ) và giữ 10-15 giây rồi duỗi ra, lặp lại 15-20 lần.
‒ Tập khép và dạng háng: nằm ngửa hai chân duỗi thẳng, từ từ dạng chân ra rồi khép chân vào, đổi bên, lặp đi lặp lại 15-20 lần.
‒ Duỗi háng: nằm ngửa, hai chân co. Từ từ nâng mông lên khỏi mặt giường, giữ trong vòng 5 giây, lặp đi lặp lại trong vòng 15-20 lần.
‒ Tập cơ tứ đầu: nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. Duỗi chân hết mức từng bên (gồng cơ tứ đầu) và giữ trong 5 giây, thả lỏng 5 giây rồi lặp lại. Tập trong vòng 10 phút. Nằm ngửa, kê một gối dưới khoeo, để gối gấp chừng 30-40 độ, duỗi thẳng gối từng bên, giữ 5 giây. Lặp lại 15-20 lần.
‒ Tập khớp cổ chân: nằm ngửa, kê một gối nhỏ dưới bắt chân để gót nâng khỏi mặt giường, duỗi tối đa bàn chân giữ trong 5 giây, rồi gấp tối đa bàn chân, giữ 5 giây. Lặp lại 15-20 lần.

‒ Chườm lạnh: giúp giảm sưng nề, giảm đau. Chườm lạnh mỗi lần trong vòng 15-20 phút.
‒ Chườm nóng: giúp giãn cơ, làm tăng độ linh hoạt của khớp. thời gian chườm nóng là 15-20 phút.

Tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, các bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn cách tập vận động sau thay khớp háng phù hợp để có thể giúp bệnh nhân phục hồi đi lại bình thường.

hình ảnh tư vấn sau phẫu thuật thay khớp háng

Nên và không nên làm gì sau thay khớp háng

Không nên:

‒ Gấp đùi quá nhiều về phía bụng
‒ Xoay chân vào trong
‒ Ngồi bắt chéo chân mổ
‒ Ngồi xổm
‒ Ngồi hố xí thấp
‒ Cố cúi khom người khi đi tất, đi giầy
‒ Nằm ngiêng về phía chân lành khi ngủ

Những điều nên làm:

‒ Ngồi ghế cao
‒ Ngồi hố xí cao
‒ Thường xuyên đặt gối giữa hai chân khi ngủ
‒ Kê một gối đủ dày giữa hai đầu gối khi nằm nghiêng
‒ Khi đi tất, dày nên nhờ người khác hỗ trợ.
‒ Giảm cân nếu thừa cân.

Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 0976.091.115 hoặc để được tư vấn cụ thể.