Rách dây chằng khớp gối & Giãn dây chằng đầu gối

Ước tính có khoảng 70% trường hợp chấn thương thể thao gây tổn thương dây chằng, phổ biến là giãn dây chằng đầu gối. Kết quả chụp X quang thông thường không phát hiện ra vấn đề này nên nhiều người thường bỏ sót việc chẩn đoán và không chữa trị kịp thời, dẫn đến các biến chứng tổn thương sụn chêm và thoái hóa khớp. Theo thời gian nếu không tích cực chữa trị, người bệnh có nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng đến khả năng vận động.

Nguyên nhân gây giãn dây chằng đầu gối

Khớp gối bị giãn dây chằng là hậu quả của nhiều nguyên nhân:

– Chấn thương khi chơi thể thao, xoay người chuyển tư thế quá nhanh, chân bị xoắn vặn đột ngột, nhảy quá cao và tiếp đất với chân trụ không vững, thường gặp ở các môn bóng đá, thể dục dụng cụ, nhảy xa, nhảy cao…

– Vận động thường ngày không đúng cách, chạy nhảy sai tư thế hoặc bị va đập mạnh.

– Với người cao tuổi, quá trình lão hóa xảy ra, kéo theo dây chằng khớp gối dễ bị tổn thương.

– Các bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp có thể làm tổn hại các bộ phận liên quan khớp gối, trong đó có dây chằng.

rách dây chằng gối (3)Rách dây chằng gối

Giãn dây chằng đầu gối diễn ra như thế nào?

Cấu tạo của khớp gối bao gồm: xương, sụn, bao khớp, dịch khớp, gân, các đầu cơ, dây chằng, các dây thần kinh đi ngang qua và các đầu mút dây thần kinh… Khớp gối có vai trò nâng đỡ cơ thể vững chắc, chịu một lực rất lớn với trọng lực gần như toàn bộ cơ thể (từ khớp gối trở lên). Sự vững chắc và linh hoạt của khớp gối được đảm bảo bởi dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Trong đó, dây chằng chéo trước dễ bị tổn thương nhất, nghĩa là giãn hoặc đứt. Tình trạng dây chằng bị kéo giãn nhưng không đứt hẳn xảy khá phổ biến.

Trong giai đoạn đầu, người bệnh thấy đau nhức, khó chịu, đầu gối sưng và bầm tím, hạn chế vận động.

Sau một thời gian xuất hiện hiện tượng teo cơ tứ đầu đùi (cơ nằm phía trước đùi). Khi đó, sự liên kết giữa xương đùi và xương chày trở nên lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng gối không vững (lỏng gối), biểu hiện qua các triệu chứng:

– Dễ vấp ngã khi đi nhanh hoặc chạy nhanh, mất cảm giác bám đường.

– Đôi khi bị kẹt khớp ở một tư thế nào đó, phải gập duỗi gối mới về lại bình thường.

– Khó điều khiển chân như mong muốn, nhất là khi đi dốc hoặc cầu thang.

– Khó khăn khi chơi thể thao, lực chân không còn mạnh và chính xác như trước.

Chẩn đoán hình ảnh giãn dây chằng

Thông thường sau mỗi chấn thương, người bệnh được yêu cầu chụp X-quang. Tuy nhiên, chụp X quang chỉ có thể thấy hình ảnh rạn nứt xương, không phát hiện tổn thương dây chằng.

Để đánh giá mức độ giãn dây chằng, xác định có rạn hoặc rách sụn chêm hay không, cần tiến hành chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI).

Phương pháp điều trị giãn dây chằng đầu gối hiệu quả tại Bệnh viện đa khoa Hòa bình

Có không ít vận động viên thể thao, cầu thủ bóng đá bị chấn thương gối hoặc giãn dây chằng đã chữa trị thành công tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình - TP.Hải Dương.

Với phương châm “không dùng thuốc, không phẫu thuật”, BVĐKHB mang đến phương pháp điều trị bảo tồn an toàn, hiệu quả cao. Đối với bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương dây chằng khớp gối, bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết: chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI đầu gối bên đau.

Tùy mức độ tổn thương dây chằng, các bác sĩ chuyên khoa Xương Khớp tại bệnh viện Việt Đức sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp:

  1. Phương pháp Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống điều chỉnh cấu trúc khớp sai lệch, giúp giảm đau, hỗ trợ lưu thông máu, kích thích cơ thể tự phục hồi.
  2. Các bài tập vật lý trị liệu giúp khớp gối vững hơn, tăng cường cơ, khắc phục teo cơ tứ đầu đùi. Mỗi bài tập được thiết kế riêng biệt với từng bệnh nhân, nhằm cải thiện tình hình khớp gối ở mỗi người.
  3. Trị liệu laser mô tế bào sâu cấp IV kích thích sâu đến các mô xương, giúp tái tạo tế bào, cải thiện tuần hoàn.
  4. Sóng xung kích Shockwave tác động vào những điểm đau, các mô cơ xương và dây chằng bị tổn thương, giảm đau và khôi phục khả năng vận động.
  5. Bổ sung dưỡng chất Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM để cải thiện chức năng của sụn khớp, phục hồi sụn và phần mô mềm bị tổn thương.

Trong hơn 1 thập kỷ hoạt động, Bệnh viện đa khoa Hòa Bình luôn đi tiên phong trong việc áp dụng công nghệ kỹ thuật theo tiêu chuẩn hiện đại nhất của tỉnh Hải Dương.

Giãn dây chằng đầu gối là một chấn thương thường gặp. Vì vậy trong quá trình sinh hoạt và lao động hàng ngày, chúng ta nên đi đứng cẩn thận, không vội vàng, tránh va đập gây sang chấn khớp gối. Với người chơi thể thao cần khởi động kỹ, có phương tiện bảo vệ khi chơi, sân bãi và thời gian chơi phù hợp để hạn chế chấn thương.

rách dây chằng gối (2)Đứt dây chằng gối

Giãn dây chằng đầu gối có gây biến chứng?

Nếu người bệnh chủ quan không điều trị sẽ khiến đầu gối bị tổn thương nghiêm trọng:

– Đứt dây chằng: Dây chằng bị giãn, nếu hoạt động quá mức có thể gây đứt, khả năng khả năng vận động của khớp yếu hơn, quá trình nhận và truyền lực từ bên ngoài bị hạn chế.

– Tổn thương sụn chêm: Sụn chêm là phần bọc ngoài cùng của xương chày và ổ khớp gối. Liên kết ở các đầu xương lỏng lẻo khiến mâm chày di động, gây chèn ép sụn chêm, dẫn tới biến dạng hoặc rách. Khi đó, bề mặt sụn không còn trơn mà có rãnh vỡ, ma sát mạnh gây đau.

– Thoái hóa khớp: Tình trạng lỏng khớp gối do giãn dây chằng nếu kéo dài sẽ làm tổn thương phần xương sụn ở khoang trong, khoang ngoài hoặc bánh chè, ảnh hưởng chức năng vận động của khớp.

Giãn dây chằng đầu gối nên làm gì?

Sau chấn thương, người bệnh rất khó để xác định mức độ tổn thương của dây chằng. Lúc này, chỉ có thể xử trí bằng cách chườm đá lạnh có bọc vải hoặc nilong để giảm đau, phù nề và hạn chế chảy máu (không chườm đá lạnh trực tiếp lên da vì có thể làm phỏng lạnh). Nếu đang hoạt động cần dừng lại ngay, nằm yên tại chỗ, kê cao chân, cố định khớp.

Tuyệt đối không chườm nóng, sử dụng các loại cao vì càng làm cho đầu gối sưng hơn, dây chằng và cơ bị căng, khó co về trạng thái bình thường.

rách dây chằng gối (1)
Giãn dây chằng gối

Lưu ý, bệnh nhân và người nhà không được tự chẩn đoán hoặc điều trị nếu không có chuyên môn. Một số trường hợp giãn dây chằng nhẹ thấy có thể tự phục hồi nên đã chủ quan không đi khám, nhưng 1 – 2 tháng sau đó bị tái phát trở lại, vận động càng khó khăn hơn. Chưa kể nếu không được hướng dẫn tập luyện phục hồi đúng cách, sụn chêm càng sưng to, tình trạng bệnh càng nghiêm trọng. Vì vậy, dù tổn thương nặng hay nhẹ, người bệnh cũng cần đến ngay cơ sở y tế đầy đủ trang thiết bị hiện đại để thăm khám và có hướng điều trị đúng đắn.

Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 0976.091.115 hoặc để được tư vấn cụ thể.