Chuyên mục bệnh lý mùa hè - Số 1:  Bệnh tiêu chảy

 

Tiêu chảy là bệnh gì?

Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày (Theo Bộ Y tế).

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cũng cho biết: Bệnh tiêu chảy chiếm 1 trong 9 trường hợp trẻ em tử vong trên toàn thế giới, khiến bệnh tiêu chảy trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai ở trẻ dưới 5 tuổi.

Tiêu chảy có thể là do vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả...) hoặc virut, nấm, ký sinh trùng đường ruột gây nên.

Triệu chứng khi bị tiêu chảy: sốt, đau bụng, buồn nôn và nôn, đi ngoài phân lỏng kèm nhày máu hoặc không.

Bệnh tiêu chảy là một rối loạn tiêu hóa phổ biến, mỗi người có thể gặp phải ít nhất vài lần mỗi năm. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần điều trị sớm nếu xuất hiện các triệu chứng sau: 

  • Đầy bụng, sôi bụng.
  • Tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước (trong trường hợp bị bệnh tả: phân toàn nước đục như nước vo gạo).
  • Nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt.
  • Người mệt lả, có thể bị chuột rút, biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng như: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh… và có thể dẫn đến tử vong.

Tuy nhiên ngoài việc dựa trên các dấu hiệu mắc bệnh qua các triệu chứng mà người bệnh gặp phải, để xác định nguyên nhân gây bệnh từ đó có thể đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả các bác sĩ sẽ cần tiến hành một số các loại xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, Xét nghiệm phân, nội soi đại tràng. Vì vậy khi xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên được đưa tới các cơ sở khám chữa bệnh hoặc xin ký kiến từ những người có chuyên môn để được tư vấn và điều trị.

Tiêu chảy tuy là bệnh thông thường, nhưng nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ người bệnh

Các nguyên nhân chính gây nên bệnh tiêu chảy:

Theo thống kê khoảng 88% trường hợp tử vong liên quan đến tiêu chảy là do nước không an toàn, vệ sinh không đầy đủ và không đủ vệ sinh. Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp và gây ra khoảng 40% nhập viện vì tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi. Vi khuẩn tả và thương hàn cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy, ngoài ra bị tiêu chảy cũng do một vài nguyên nhân phổ biến khác như:

  • Vệ sinh kém
  • Rối loạn vi sinh đường ruột
  • Không hấp thu đường
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Viêm đại tràng

Điều trị bệnh tiêu chảy

Hầu hết trường hợp tiêu chảy tiêu chảy mức độ nhẹ đều tự khỏi trong thời gian ngắn mà không cần can thiệp điều trị bằng thuốc. Nhưng nếu tình trạng kéo dài nhiều ngày với mức độ nặng hơn hoặc xuất hiện nhiều triệu chứng, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị. Dưới đây là một số biện pháp cần làm khi bị tiêu chảy:

  • Bù nước và điện giải khi bị tiêu chảy: Đây là điều đầu tiên bạn cần thực hiện khi bị tiêu chảy. Dung dịch muối bù nước (Oserol) là hỗn hợp nước sạch, muối và đường, được hấp thụ ở ruột non và thay thế nước và chất điện giải bị mất trong phân. Nếu không thể uống nước do gây ra cảm giác buồn nôn hay đau dạ dày, bạn có thể cần được truyền dịch qua tĩnh mạch.
  • Thuốc kháng sinh: Trường hợp bệnh tiêu chảy được xác định là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra, thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh là virus thì kháng sinh sẽ không có tác dụng.
  • Điều chỉnh các thuốc đang sử dụng: Nếu nhận thấy một loại thuốc kháng sinh mà bạn đang sử dụng chính là nguyên nhân gây tiêu chảy, bác sĩ có thể giảm liều dùng xuống hoặc thay đổi sang loại thuốc khác để giúp chấm dứt tác dụng phụ này.
  • Điều trị các bệnh lý gây ra tiêu chảy: Trường hợp tiêu chảy là triệu chứng của một bệnh lý khác, chẳng hạn như viêm ruột, bác sĩ sẽ phải tìm cách điều trị vấn đề đó trước.

Cẩn trọng với bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Mùa hè là thời gian dễ bùng phát bệnh tiêu chảy ở trẻ em, nhất là với trẻ đang trong lứa tuổi mầm non và những năm đầu cấp tiểu học. Các bé ở độ tuổi này chưa nhận thức được việc giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và rất dễ bị lây lan trong môi trường tập thể. Vì vậy việc cần làm là đưa trẻ đi tiêm phòng – đó cũng là “tấm lá chắn” tốt nhất để phòng ngừa bệnh tiêu chảy do các loại virus/vi khuẩn gây nên.

Ngoài việc phòng ngừa như: ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ thì xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ trước những nguy cơ dịch bệnh từ cộng đồng.

Hiện nay Phòng tiêm chủng của Bệnh viện đa khoa Hòa Bình đang có những vaccine tốt nhất để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp, tả, thương hàn như Rotarix/Rotateg, mORCVAC và Typhim VI…Ngoài ra khi đăng ký các gói tiêm chủng tại bệnh viện, gia đình sẽ được tư vấn giải thích kỹ càng về các loại vaccine và được nhắc lịch tiêm đúng hẹn.

Để tìm hiểu thêm về lịch tiêm chủng và các gói tiêm của Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, mọi người có thể theo dõi trên website hoặc page tiêm chủng của bệnh viện Tại đây

-------------------------------------------------

PHÒNG TIÊM CHỦNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÒA BÌNH

Địa chỉ: Phố Phạm Xuân Huân, P. Hải Tân, Tp. Hải Dương

Hotline: 098 394 73 50

Website: www.benhvienhoabinh.vn

Email: bvhoabinh.cskh@gmail.com

Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 0976.091.115 hoặc để được tư vấn cụ thể.